Thị trường chứng khoán hay còn gọi là “sàn chứng khoán” nơi phát hành giao dịch mua bán (trong tiếng Anh gọi là Securities) là các giấy tờ có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại tài sản tài chính khác được tổ chức phát hành theo quy định pháp luật nhà nước Việt Nam. Nó có thể tồn tại dưới dạng chứng chỉ giấy, dữ liệu điện tử hoặc bút toán ghi sổ. Khi nhà đầu tư đầu tư vào chứng khoán, họ thể hiện quyền sở hữu một phần vốn góp (như cổ phiếu) hoặc quyền chủ nợ (như trái phiếu) đối với doanh nghiệp.
Chứng khoán cũng được xem như một loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán, có thể mua bán, giao dịch, chuyển nhượng, trao đổi hoặc giữ như tiền. Để hiểu rõ hơn thị trường chứng khoán là gì, bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về lịch sử và quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời khi nào?
Thời điểm ngày 28 tháng 11 năm 1996, Ủy bản thị trường chứng khoán được thành lập. Đến ngày 11 tháng 07 năm 1998 trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM ra đời, và ngày 28 tháng 7 năm 2000 chính thức khai trương Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên đánh dấu sự ra mắt của thị trường chứng khoán tại Việt Nam trước đó thì thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động dưới dạng thị trường OTC (Over-The-Counter).
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) là cơ quan đầu tiên quản lý và điều hành các hoạt động giao dịch chứng khoán. Sau đó, vào năm 2005, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được thành lập để phát triển thị trường chứng khoán tại khu vực miền Bắc. Cả hai sở giao dịch này hiện nay đều là những trung tâm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam, với HOSE chủ yếu quản lý các cổ phiếu lớn và HNX quản lý các cổ phiếu nhỏ hơn và trái phiếu.
Chức năng của thị trường chứng khoán:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán;
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp;
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô;
Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán:
Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường, chứng khoán được phân loại như sau:
- Cổ phiếu: là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành.
- Trái phiếu: là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ. Trái phiếu có 2 loại: trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
– Trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc các chương trình, dự án thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Trái phiếu Chính phủ thường có lãi suất thấp nhưng ít rủi ro nhất so với các loại chứng khoán khác.
– Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp (trong đó bao gồm ngân hàng) phát hành để đáp ứng nhu cầu vốn theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ.
Do đó sự khác nhau cơ bản của “Cổ phiếu” là cá nhân sở hữu cổ phần của công ty để ăn cổ tức, còn “Trái phiếu” là cá nhân cho công ty vay nợ để hưởng lãi suất như đem gửi ngân hàng.
Phương thức hoạt động của thị trường:
1. Điều kiện để 1 công ty lên sàn chứng khoán:
- Vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên. Mức vốn điều lệ này tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Công ty Cổ phần có thời gian hoạt động trên 01 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết. Ngoại trừ trường hợp Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá gắn với niêm yết.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục trước thời điểm đăng ký niêm yết có lãi. Bên cạnh đó tính đến năm đăng ký niêm yết, không có lỗ lũy kế.
- Doanh nghiệp yêu cầu niêm yết không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án về một trong các tội có liên quan đến xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xoá án tích.
Để có thể giao dịch thì hiện nay các công ty chứng khoán điều đăng kí online được, và được nhà nước bảo hộ ( muốn an toàn thì đăng kí các công ty chứng khoán top 10 hiện nay như: SSI, VNDirect, FPTS, VCBS, MBS…).
2. Có nhiều đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, bao gồm:
- Nhà đầu tư cá nhân: Là các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu và các tài sản tài chính khác trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cá nhân đa số đầu tư để kiếm lời hoặc số ít để tích lũy tài sản vào tương lai.
- Công ty và doanh nghiệp: Các công ty và doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của họ. Ở VN rất nhiều công ty lên sàn mục đích để phát hành cổ phiếu và bán cho cá nhân để thu tiền về túi riêng.
- Quỹ đầu tư: Các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và trong nước, bao gồm quỹ hưu trí, quỹ tài sản và các quỹ khác, thường đầu tư vào cổ phiếu và các tài sản trên thị trường chứng khoán để giúp đảm bảo mức độ lợi nhuận và phân bổ rủi ro của các khoản đầu tư của họ. Tín hiệu mua bán của quỹ nước ngoài về dài hạn tác động lớn đến thị trường nên có thể là 1 dấu hiệu để xác định việc mua bán trong dài hạn.
- Chuyên gia tư vấn đầu tư: Là những người cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng, bao gồm việc đưa ra các lời khuyên về các khoản đầu tư thích hợp cũng như việc theo dõi vị thế và hoạt động giao dịch của khách hàng trên thị trường chứng khoán. Ở VN các môi giới thường hô hào khách hàng giao dịch liên tục để thu phí môi giới, ít quan tâm đến lời lỗ của khách hàng miễn sao cứ giao dịch liên tục là được.
Các thuật ngữ phổ biến của thị trường chứng khoán Việt Nam:
- Cổ phiếu: Là một giấy tờ có giá dùng để xác nhận quyền nắm giữ cổ phần.
- Cổ đông: Là người (cá nhân / tổ chức) nắm giữ cổ phần.
- Cổ tức: Là lợi nhuận sau thuế được chia cho cổ đông, có thể là tiền hoặc cổ phiếu.
- Khối lượng cổ phiếu niêm yết: là toàn bộ số lượng cổ phiếu của công ty đó phát hành.
- Vốn hóa: là số tiền bỏ ra để mua cả công ty.
- P/E: là số năm nắm giữ cổ phiếu để thu hồi vốn (càng thấp càng tốt).
- EPS: là lợi nhuận trên 1 cổ phiếu trong năm.
- Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu là giá của cổ phiếu dựa trên báo cáo tài chính = (Tổng tài sản-Tổng nợ)/số lượng cổ phiếu lưu hành
- P/B = giá cổ phiếu hiện tại/Giá trị sổ sách ( <1 là tốt)
- D/E: hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
VD: Công ty A có doanh thu 50 tỷ, Lợi nhuận gộp 8 tỷ, LNST 5 tỷ số lượng cổ phiếu lưu hành 1tr. Giá hiện tại 20, mỗi năm chia cổ tức 20% tiền. EPS, pE=? Có đáng để mua không?
- Biên lợi nhuận: lợi nhuận gộp /doanh thu (càng cao càng tốt).
- Khối lượng giao dịch: là lượng giao dịch trong 1 khoảng thời gian (thường là ngày). Có cái bẫy ở đây là đa số môi giới sẽ khuyên vào cổ phiếu thanh khoản cao để dễ mua bán.
- Cổ phiếu lởm: không có khái niệm cổ phiếu lởm chỉ có cổ phiếu đắt hay rẻ.
- Giá trị của 1 doanh nghiệp nằm ở lãnh đảo và tài sản , không phải lợi nhuận vì lợi nhuận là thứ có thể xào nấu. Tài sản là thứ phải tích lũy qua nhiều năm. Lãnh đạo tốt vì cổ đông thì tài sản sẽ sinh ra ln bền vững
- Cách xác định hướng để bắt đầu tìm kiếm 1 công ty tốt: Vĩ mô -> Ngành -> Cty
# Vĩ mô: dự đoán các chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới sắp tới tác động như thế nào tới VN. Chính sách tiền tệ hiện nay và dự đoán sắp tới của VN: lãi suất, cung tiền, CPI, PMI..
# Ngành: ngành nào sẽ được hưởng lợi sắp tới nếu các chính sách vĩ mô được tung ra. Ngành nào đang bị ảnh hưởng xấu và cái xấu đó còn tiếp diễn tới khi nào. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành nó dẫn đến P/E:
- Nghề doanh thu bị đóng khung như nhà máy điện, phân đạm, xi măng. Khi xây dựng tốn rất nhiều tiền nhưng công suất bị đóng khung trong cái hộp do thiết kế ban đầu nên giá cổ phiếu sẽ rất khó tăng, (có tăng được là nhờ vào giá bán nhích lên được nhưng đa phần là sóng ngắn).
- Ngành sắm nhiều vũ khí. Nhiều doanh nghiệp khi đầu tư kiếm được tiền lại phải sắm thêm vũ khí để tiếp tục cạnh tranh như taxi hay doanh nghiệp xây dựng, mua xe chạy thu hồi vốn thì đống xe đã cũ => thanh lý => vay bank mua xe mới, càng phát triển nợ càng nhiều.
- Ngành cạnh tranh bán chịu, dòng tiền yếu. Khi cạnh tranh bán chịu nợ thì bị yếu dòng tiền, càng hợp đồng to càng phải vay bank trả lãi nhiều trong khi khách hàng nợ mình ko trã lãi => mình đi vay ngân hàng giúp nó không công chứng chịu mọi rủi ro bị bùng nợ, hoạch toán trên giấy, ln thằng khác cầm, túi ko có tiền.
- Nghề sản phẩm giá không tăng, thậm chí giảm giá => bỏ qua
- Nghề sản phẩm khó mang đi xa, chỉ sản xuất trong vùng, mùa vụ như nông nghiệp thủy sản.
- Nghề tốn quá nhiều vốn để tạo ra doanh thu và lợi nhuận.
=> Nhóm ngành nên đầu tư:
- Nhóm vòng đời sản phẩm ngắn: thực phẩm, đồ uống
- Nhóm ngành công nghệ cao
- Nhóm sản phẩm tăng giá nhiều lần do khan hiếm
- Nhóm chiếm dụng vốn của khách hàng (hay còn gọi là “tay không bắt giặt”)
Một công ty tốt cần phải nằm trong ngành có giá sản phẩm tăng hoặc tương lai có thể dễ dàng mở rộng, biết sử dụng đòn bẫy tốt, biết chiếm dụng vốn của khách hàng.
# Công ty: từ các ngành có lợi ta tiếp tục tìm kiếm các công ty trong ngành đó thuôc top 1 và top 2 của ngành hoặc công ty top sau nhưng có khả năng vươn lên.
Các loại nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán:
- Đầu tư ăn chênh lệch giá (niềm tin và kì vọng tạo nên sự tăng giá)
- Bản chất của chứng khoán hay các hoạt động đầu cơ là MUA KÌ VỌNG TƯƠNG LAI. Bitcoin không cổ tức, không dòng tiền thu nhập, không có lãnh đạo để xét đạo đức hay các tiêu chí 4M… nhưng vẫn tăng giá bất chấp.
- Đầu tư để nhận cổ tức (cổ tức tiền coi như gửi tiết kiệm) thường thì mấy công ty nhà nước hay thuộc dạng này.
Tóm lại: điều gì tạo nên sự tăng giá của 1 cổ phiếu
Đó chính là niềm tin và sự kì vọng.Nhiều cp có cổ tức cao PE thấp chỉ số đẹp nhưng chúng lại không hề tăng giá được, bởi chúng không đem lại cho cổ đông sự kỳ vọng tăng giá trong tương lai.
Chúng ta đang ở đâu trong giai đoạn hiện nay: