Tết – một trong những hoạt động lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, vì đây không chỉ là khoảng thời gian để mọi người nghỉ ngơi mà còn là dịp để gắn kết gia đình, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và chào đón một năm mới. Tết Cổ Truyền hay còn được gọi là Tết Nguyên Đán thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 của năm dương lịch. Đây là thời khắc giao mùa, khi năm cũ kết thúc và năm mới bắt đầu, đánh dấu sự chuyển giao của chu kỳ vận hành đất trời, vạn vật và cây cối. Ngoài ý nghĩa thiêng liêng về tâm linh, Tết Nguyên Đán còn là dịp để người Việt tưởng nhớ tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc đối với cội nguồn. Đây chính là giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp, là sự biểu hiện của tình cảm gia đình và cộng đồng mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần của mọi người. Bên cạnh đó, Tết Nguyên Đán còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Năm Mới hay đơn giản chỉ là Tết.
Mục lục
Toggle1. Ý nghĩa Tết cổ truyền của Việt Nam
Có thể hiểu đơn giản rằng nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Văn hóa Việt Nam thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết đều có một thời khắc “giao thời”. Trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán. Ngoài ra, hai chữ “nguyên đán” cũng có nguồn gốc từ chữ Hán (“nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm) cho nên chúng ta đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên đán“. Về sau, do sự phát triển của ngôn ngữ nên “tiết” đã được Việt hóa thành chữ “Tết” hình thành nên cụm “Tết Nguyên đán” cho đến ngày nay.
Bên cạnh đó, Tết còn là một dịp lễ hội mang giá trị tinh thần dân tộc rất cao, mang không khí và thời điểm để gắn kết mọi người quay quần bên nhau sau một năm hay những năm dài xa cách lại với nhau. Không chỉ là một sự kết nối vô hình mà nó còn là một tín ngưỡng tâm linh về việc mang vận mệnh trong cả năm cho mọi người. Chính vì vây, đây được coi là một việc rất quan trọng cho tất cả người dân Việt Nam sẽ chuẩn bị đón Tết cổ truyền như thế nào, giúp cho mọi điều được suôn sẻ và may mắn suốt năm.
Tết Nguyên Đán là cũng thời điểm để người Việt gắn kết với nhau, thể hiện sự tôn trọng, tri ân đối với tổ tiên và cầu chúc một năm mới an lành, hạnh phúc. Các phong tục, tập quán trong dịp Tết vừa thể hiện giá trị tinh thần sâu sắc, vừa tạo nên những kỷ niệm đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Những phong tục, tập quán trong dịp Tết cổ truyền của Việt Nam
Tết Nguyên Đán có nhiều phong tục và tập quán riêng trong dịp Tết thể hiện giá trị văn hóa lâu đời và góp phần làm nên một không khí đặc biệt, ấm cúng của mùa xuân, nhưng vẫn giữ được những nét chung sau:
- Cúng Tết, cúng ông Công, ông Táo: Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, mọi người sẽ thực hiện tổ chức lễ cúng Táo Quân – đây là vị thần bảo vệ bếp lửa của mỗi gia đình. Mâm cúng thường gồm cá chép (tượng trưng cho việc tiễn Táo Quân lên trời dưới hình thức thả cá ra sông lớn), hoa quả, bánh kẹo, rượu và các món ăn đặc trưng với mong cầu xin tổ tiên phù hộ cho một năm mới an lành, hạnh phúc.
- Dọn dẹp nhà cửa, trang trí Tết: Mọi gia đình đều tiến hành dọn dẹp, lau chùi nhà cửa để tiễn năm cũ đi và đón năm mới với một không gian sạch sẽ, tươi mới. Đây là niềm tin của người Việt rằng việc dọn dẹp sẽ xua đuổi vận xui, mang lại may mắn. Bên cạnh đó, các gia đình thường trang trí nhà cửa bằng hoa mai, hoa đào, câu đối đỏ và các vật phẩm may mắn khác để tạo không khí vui tươi trong những ngày đầu năm.
- Bánh Chưng, Bánh Tét: Bánh Chưng (ở miền Bắc) và bánh Tét (ở miền Nam) là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng và trong bữa ăn gia đình. Một trong những phong tục đặc trưng nhất trong dịp Tết thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và sự hòa hợp vũ trụ.
- Chúc Tết và Lì Xì: Chúc Tết cũng là một phong tục cũng khá quan trọng trong dịp Tết nhằm thể hiện sự kính trọng, yêu thương và mong muốn may mắn, sức khỏe cho mọi người. Mọi người thường chúc nhau “Chúc mừng năm mới”, “Vạn sự như ý” hay “An khang thịnh vượng”. Ngoài ra, lì xì cũng là phong tục trao những bao lì xì đỏ cho trẻ em và người lớn tuổi, với mong muốn mang lại tài lộc và may mắn trong năm mới.
- Đi lễ chùa, thăm bà con bạn bè: Đây là dịp để mọi người thể hiện lòng thành kính, mong muốn một năm mới bình an và thịnh vượng. Đi lễ chùa vào những ngày đầu năm để cầu may, cầu sức khỏe và tài lộc cho cả gia đình. Ngoài ra, mọi người cũng sẽ đi thăm bà con, bạn bè để chúc mừng năm mới, thắt chặt tình cảm và gắn kết cộng đồng.
- Mâm cơm Tết: Mâm cơm Tết luôn đầy ắp những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt gà, xôi gấc, mứt Tết… Tất cả đều mang giá trị tâm linh và dinh dưỡng nhằm thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và ước mong một năm mới đầy đủ, ấm no.
- Tết Táo Quân và Tất Niên: Đây là dịp để mọi người cùng quây quần bên mâm cơm cuối năm, tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ trong năm qua và cầu chúc một năm mới tốt đẹp hơn. Tất Niên cũng là dịp để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị tâm lý cho một năm mới đầy hy vọng.
- Hóa vàng và cúng tổ tiên: Sau khi dọn dẹp nhà cửa, đốt vàng mã sẽ giúp tổ tiên hưởng thụ và gia đình sẽ được phù hộ.
- Thăm mộ tổ tiên: Việc làm này thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên, cũng như cầu mong cho gia đình được bình an và phát đạt trong năm mới.
3. Các món ăn truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của Việt Nam
Mâm cỗ Tết rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên có một số món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt:
- Bánh chưng, bánh tét: Đây là món ăn biểu tượng của Tết Nguyên Đán. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh tét hình tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hòa hợp của trời đất.
- Dưa hành, củ kiệu: Dưa hành, củ kiệu là món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cơm Tết, mang ý nghĩa thanh lọc, giúp tiêu hóa và cân bằng bữa ăn sau những ngày lễ hội nhiều dầu mỡ.
- Mứt Tết: Mứt Tết là món ăn vặt truyền thống, có rất nhiều loại mứt như mứt dừa, mứt sen, mứt gừng, mứt quất… Những món mứt này không chỉ ngon mà còn thể hiện sự chăm chút, tinh tế trong việc chuẩn bị đón Tết.
4. Tết trong xã hội hiện đại
Ngày nay, Tết cổ truyền luôn vẫn giữ nguyên giá trị tinh thần nhưng có nhiều thay đổi để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Nhiều gia đình không còn tụ tập đông đủ như trước nhưng việc giữ gìn các phong tục, tập quán và tôn vinh truyền thống vẫn luôn được coi trọng. Mặc dù các bữa cơm ngày Tết không còn diễn ra trong các gia đình nhiều thế hệ, nhưng mọi người đều vẫn duy trì những bữa tiệc nhỏ, đầm ấm bên nhau. Bên cạnh đó, các phong tục như dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bánh chưng, bánh tét, hay thăm bà con, bạn bè gần xa vẫn là một phần không thể thiếu trong những ngày đầu năm.
Không những vậy, công ty và doanh nghiệp cũng tổ chức các chương trình Tết để nhân viên có cơ hội sum vầy cùng gia đình, hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Những chương trình này không chỉ giúp duy trì tinh thần đoàn kết, yêu thương mà còn góp phần lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng.
Tuy có phần khác biệt của lễ hội ngày Tết trong xã hội hiện đại so với trước kia về hình thức, nhưng giá trị về tình cảm gia đình, sự sẻ chia và lòng biết ơn vẫn luôn được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ. Trong một xã hội phát triển và bận rộn, Tết cổ tuyền của Việt Nam vẫn là dịp để mọi người tạm gác lại công việc, quay về với những giá trị truyền thống và sẻ chia niềm vui với những người xung quanh.
5. Tết trong văn hóa và nghệ thuật
Tết cũng là một chủ đề phổ biến trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Các bài hát, các câu thơ, các tác phẩm điện ảnh, chương trình truyền hình luôn được xây dựng xoay quanh không khí Tết, với những cảm xúc ấm áp, sum vầy, và mong ước cho một năm mới tốt lành.
Tết không chỉ là một dịp nghỉ ngơi mà còn là thời gian để mỗi người, mỗi gia đình cảm nhận sâu sắc về những giá trị truyền thống, khơi dậy lòng biết ơn đối với tổ tiên và hy vọng vào những điều tốt đẹp trong tương lai.